Văn hóa Việt Nam

Việt Nam có một nền văn hoá đặc sắc, lâu đời gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc. Người Việt cùng cộng đồng 54 dân tộc có những phong tục từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, tôn giáo,tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật.
Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh:

Triết học và tư tưởng 

le_hoi_vnXuất phát từ gốc văn hóa nông nghiệp, lại có liên quan nhiều với các hiện tượng tự nhiên, tư tưởng triết học Việt Nam đặc biệt chú tâm đến các mối quan hệ,mà sản phẩm điển hình là thuyết âm dương ngũ hành và biểu hiện cụ thể rõ nhất là lối sống quân bình hướng tới sự hài hoà.
Xã hội nông nghiệp có đặc trưng là tính cộng đồng làng xã với nhiều tàn dư nguyên thuỷ kéo dài đã tạo ra tính cách đặc thù của con người Việt Nam. Đó là một lối tư duy lưỡng hợp (dualisme), một cách tư duy cụ thể, thiên về kinh nghiệm cảm tính, ưa hình tượng hơn khái niệm, nhưng uyển chuyển linh hoạt, dễ dung hợp, dễ thích nghi. Đó là một lối sống nặng tình nghĩa, đoàn kết gắn bó với họ hàng, làng nước. Đó là một cách hành động theo xu hướng giải quyết dung hoà, quân bình, dựa dẫm các mối quan hệ, đồng thời cũng khôn khéo giỏi ứng biến đã từng nhiều lần biết lấy nhu thắng cương, lấy yếu chống mạnh trong lịch sử.
Trong các bậc thang giá trị tinh thần, Việt Nam đề cao chữ Nhân, kết hợp chặt chẽ Nhân với Nghĩa, Nhân với Đức, bất nhân bất nghĩa đồng nghĩa với thất đức. Việt Nam hiểu chữ Trung là Trung với nước, cao hơn Trung với vua, trọng chữ Hiếu nhưng không quá bó hẹp trong khuôn khổ gia đình. Chữ Phúc cũng đứng hàng đầu bảng giá trị đời sống, người ta khen nhà có phúc hơn là khen giàu, khen sang.



 

Phong tục, tập quán

Negative

Việt Nam là đất nước của lễ hội quanh năm, nhất là vào mùa xuân, nông nhàn. Các tết chính là tết Nguyên đán, tết Rằm tháng Giêng, tết Hàn thực, tết Đoan ngọ, tết Rằm tháng Bảy, tết Trung thu, tết Ông táo… Mỗi vùng thường có lễ hội riêng, quan trọng nhất là các lễ hội nông nghiệp (cầu mưa, xuống đồng, cơm mới…), các lễ hội nghề nghiệp (đúc đồng, rèn, pháo, đua ghe…). Ngoài ra là các lễ hội kỉ niệm các bậc anh hùng có công với nước, các lễ hội tôn giáo và văn hoá (hội chùa). Lễ hội có 2 phần: phần lễ mang ý nghĩa cầu xin và tạ ơn, phần hội là sinh hoạt văn hoá cộng đồng gồm nhiều trò chơi, cuộc thi dân gian.

 

 

am_thuc_vnNgười Việt vốn thiết thực, chuộng ăn chắc mặc bền. Đầu tiên là ăn, có thực mới vực được đạo, trời đánh còn tránh bữa ăn. Cơ cấu ăn thiên về thực vật, cơm rau là chính cộng thêm thuỷ sản. Cách thức chế biến món ăn lại giàu tính tổng hợp, kết hợp nhiều chất liệu và gia vị.
Người Việt hay dùng các chất liệu vải có nguồn gốc thực vật, mỏng, nhẹ, thoáng, phù hợp xứ nóng, với các sắc màu nâu, chàm, đen.

 

 

dam_cuoi_vn

Các phong tục hôn nhân, tang ma, lễ tết, lễ hội của Việt Nam đều gắn với tính cộng đồng làng xã. Hôn nhân không chỉ là nhu cầu đôi lứa mà còn phải đáp ứng quyền lợi của gia tộc, gia đình, làng xã, chọn ngày lành tháng tốt, trải qua nhiều lễ từ dạm ngõ, ăn hỏi: Lễ ăn hỏi là buổi lễ thông báo chính thức về sự kết giao của hai gia đình và hai họ. Ngày nay, nghi lễ đám hỏi đã được giảm bớt nhưng những phần chính vẫn được duy trì đúng nghi thức., đón dâu đến tơ hồng, hợp cẩn, lại mặt,…

 

 


 

Tín ngưỡng và tôn giáo

Ở Việt Nam, tín ngưỡng đó tồn tại lâu dài, phổ biến nhất là tục thờ cúng tổ tiên, gần như trở thành một thứ tôn giáo của người Việt Nam (trong Nam bộ gọi là Đạo Ông Bà). Việt Nam trọng ngày mất là dịp cúng giỗ hơn ngày sinh. Nhà nào cũng thờ Thổ công là vị thần trông coi gia cư, giữ gìn hoạ phúc cho cả nhà.

Tôn giáo ở Việt Nam cũng có rất nhiều, hầu như là du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam như: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo,… Các tôn giáo bên ngoài du nhập vào Việt Nam không làm mất đi tín ngưỡng dân gian bản địa mà hoà quyện vào nhau làm cho cả hai phía đều có những biến thái nhất định.

 


 

Ngôn ngữ

tieng_vietVề nguồn gốc tiếng Việt, có nhiều giả thuyết. Giả thuyết giầu sức thuyết phục hơn cả: tiếng Việt thuộc dòng Môn-Khơme của ngữ hệ Đông Nam Á. Trong tiếng Việt hiện đại, có nhiều từ được chứng minh có gốc Môn-Khơme và tương ứng về ngữ âm, ngữ nghĩa khi so sánh với tiếng Mường.
Trải qua nghìn năm Bắc thuộc, và dưới các triều đại phong kiến, ngôn ngữ chính thống là chữ Hán, nhưng cũng là thời gian tiếng Việt tỏ rõ sức sống đấu tranh tự bảo tồn và phát triển. Thời kỳ thuộc Pháp, chữ Hán dần bị loại bỏ, thay thế bằng tiếng Pháp dùng trong ngôn ngữ hành chính, giáo dục, ngoại giao. Nhưng nhờ chữ Quốc ngữ, có lợi thế đơn giản về hình thể kết cấu, cách viết, cách đọc, văn xuôi tiếng Việt hiện đại thực sự hình thành, tiếp nhận thuận lợi các ảnh hưởng tích cực của ngôn ngữ văn hoá phương Tây.
Chữ quốc ngữ là sản phẩm của một số giáo sĩ phương Tây trong đó có Alexandre de Rhodes hợp tác với một số người Việt Nam dựa vào bộ chữ cái Latinh để ghi âm tiếng Việt dùng trong việc truyền giáo vào thế kỉ 17. Chữ quốc ngữ dần được hoàn thiện, phổ cập, trở thành công cụ văn hoá quan trọng. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, tiếng Việt và chữ quốc ngữ giành được địa vị độc tôn, phát triển dồi dào, là ngôn ngữ đa năng dùng trong mọi lĩnh vực, ở mọi cấp học, phản ánh mọi hiện thực cuộc sống. Đặc điểm của tiếng Việt: đơn âm nhưng vốn từ cụ thể, phong phú, giàu âm sắc hình ảnh, lối diễn đạt cân xứng, nhịp nhàng, sống động, dễ chuyển đổi, thiên về biểu trưng, biểu cảm, rất thuận lợi cho sáng tạo văn học nghệ thuật.



 

Văn Học

van_hoc_vnPhát triển song song, tác động qua lại sâu sắc: Văn học Việt Nam xuất hiện khá sớm, có hai thành phần là văn học dân gian và văn học viết. Văn học dân gian chiếm vị trí quan trọng ở Việt Nam, có công lớn gìn giữ phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Sáng tác dân gian gồm thần thoại, sử thi, truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, câu đố, tục ngữ, ca dao… với nhiều màu sắc các dân tộc ở Việt Nam.

Văn học viết ra đời từ khoảng thế kỉ 10. Cho đến đầu thế kỉ 20 cũng có hai bộ phận song song tồn tại: chữ Hán (có thơ, văn xuôi, thể hiện tâm hồn, hiện thực Việt Nam nên vẫn là văn chương Việt Nam) và chữ Nôm (hầu như chỉ có thơ, lưu truyền lại nhiều tác phẩm lớn). Từ những năm 20 của thế kỉ 20, văn học viết chủ yếu sáng tác bằng tiếng Việt qua chữ quốc ngữ, có sự cách tân sâu sắc về các hình thức thể loại như tiểu thuyết, thơ mới, truyện ngắn, kịch… và sự đa dạng về xu hướng nghệ thuật, đồng thời phát triển với tốc độ nhanh, nhất là sau Cách mạng tháng Tám đi theo đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, hướng về cuộc sống chiến đấu và lao động của nhân dân.

 


 

Nghệ thuật

nghe_thuat_vn

Việt Nam có khoảng 50 nhạc cụ dân tộc, trong đó bộ gõ là phổ biến nhất, đa dạng nhất và có nguồn gốc lâu đời nhất (trống đồng, cồng chiêng, đàn đá, đàn tơ rưng…). Bộ hơi phổ biến là sáo khèn, còn bộ dây độc đáo nhất có đàn bầu và đàn đáy.

Thể loại và làn điệu dân ca Việt Nam rất phong phú khắp Trung, Nam, Bắc: từ ngâm thơ, hát ru, hò đến hát quan họ, trống quân, xoan, đúm, ví giặm, ca Huế, bài chòi, lý. Ngoài ra còn có hát xẩm, chầu văn, ca trù.

Nghệ thuật sân khấu cổ truyền có chèo, tuồng. Rối nước cũng là một loại hình sân khấu truyền thống đặc sắc có từ thời Lý. Đầu thế kỉ 20, xuất hiện cải lương ở Nam bộ với các điệu vọng cổ.

Ở Việt Nam, nghệ thuật chạm khắc đá, đồng, gốm đất nung ra đời rất sớm có niên đại 10000 năm trước Công Nguyên. Sau này gốm tráng men, tượng gỗ, khảm trai, sơn mài, tranh lụa, tranh giấy phát triển đến trình độ nghệ thuật cao.

Đã có 2014 di tích văn hoá, lịch sử được Nhà nước công nhận và 2 di tích là cố đô Huế, Vịnh Hạ Long được quốc tế công nhận. Kiến trúc cổ còn lại chủ yếu là một số chùa – tháp đời Lý – Trần; cung điện-bia đời Lê, đình làng thế kỉ 18, thành quách – lăng tẩm đời Nguyễn và những ngọn tháp Chàm.

Thế kỉ 20, tiếp xúc với văn hoá phương Tây, nhất là sau khi nước nhà độc lập, các loại hình nghệ thuật mới như kịch nói, nhiếp ảnh, điện ảnh, ca múa nhạc và mỹ thuật hiện đại ra đời và phát triển mạnh, thu được những thành tựu to lớn với nội dung phản ánh hiện thực đời sống và cách mạng.

 

Hiện nay công cuộc đổi mới văn hóa vẫn đang tiếp tục.